CHỌN CÔNG SUẤT ĐIỆN MẶT TRỜI PHÙ HỢP: BÍ QUYẾT TỰ CHỦ NĂNG LƯỢNG

CHỌN CÔNG SUẤT ĐIỆN MẶT TRỜI PHÙ HỢP: BÍ QUYẾT TỰ CHỦ NĂNG LƯỢNG

Giá điện leo thang, nỗi lo chi phí vận hành đè nặng lên doanh nghiệp? Hóa đơn tiền điện hàng tháng “ngốn” một khoản không nhỏ trong ngân sách gia đình bạn? Điện mặt trời đang nổi lên như một giải pháp thông minh, mang đến cơ hội tiết giảm chi phí sản xuất đáng kể, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Dù bạn là chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp năng lượng bền vững và tiết kiệm, hay một hộ gia đình mong muốn tự chủ hơn về nguồn điện, việc lựa chọn công suất điện mặt trời phù hợp là bước đi quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin thiết yếu về công suất điện mặt trời, giúp doanh nghiệp và hộ gia đình dễ dàng xác định quy mô hệ thống điện mặt trời tối ưu cho nhu cầu sử dụng.

Lợi ích thiết thực của điện mặt trời và bài toán về công suất

Điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích rõ ràng, bao gồm việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo dồi dào từ ánh sáng mặt trời, giảm thiểu chi phí điện hàng tháng và đóng góp vào mục tiêu phát triển năng lượng bền vững quốc gia. Tuy nhiên, việc lựa chọn công suất điện mặt trời một cách chính xác là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Một hệ thống có công suất không đủ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện, trong khi hệ thống có công suất dư thừa có thể dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư ban đầu.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại quán Danh Tea & Coffee – dự án điện kinh doanh

Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn công suất điện mặt trời

Để xác định công suất hệ thống điện mặt trời phù hợp, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau. Những yếu tố này cũng  ảnh hưởng đến chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời của bạn. 

1. Mức Tiêu Thụ Điện Trung Bình Hàng Tháng: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Hãy tham khảo hóa đơn tiền điện trong khoảng thời gian ít nhất sáu tháng gần nhất để tính toán mức tiêu thụ điện trung bình hàng tháng (đơn vị kWh). Đây sẽ là cơ sở để ước tính công suất hệ thống cần thiết.

Một số mức giá điện theo từng mô hình:

  • Bảng giá điện doanh nghiệp, nhà máy: xem thêm
  • Bảng giá điện sinh hoạt
  • Bảng giá điện kinh doanh – cụ thể thể là tòa nhà đang dùng để thực hiện hoạt động kinh doanh

Về điện sinh hoạt, Nếu chi phí tiền điện trung bình hàng tháng trong nhà là 1.278.800 VNĐ với giá điện 3.197 VNĐ/kWh, mức tiêu thụ điện trung bình là 400 kWh.

Bậc thangSản lượng tiêu thụ(kWh)Giá bán điện mới(đồng/kWh)
Bậc thang 10-501.893
Bậc thang 251-1001.956
Bậc thang 3101-2002.271
Bậc thang 4201-3002.860
Bậc thang 5301-4003.197
Bậc thang 6Trên 4003.302

Về điện kinh doanh, dựa trên điện áp sử dụng và khung giờ tiêu thụ điện của cơ sở kinh doanh, sẽ áp dụng các mức giá điện khác nhau theo bảng giá đã nêu. Để tính tổng chi phí, doanh nghiệp cần xác định số tiền điện phát sinh ở mỗi khung giờ, sau đó cộng các khoản này lại và cộng thêm 8% thuế giá trị gia tăng. Số tiền cuối cùng chính là hóa đơn điện mà doanh nghiệp cần thanh toán.

Số tiền điện phát sinh ở khung giờ cao điểm ban ngày = ( mức giá bán điện dựa theo cấp điện áp giờ cao điểm  * sản lượng tiêu thụ trong khung giờ cao điểm)

Cách tính tương tự cho tiền điện ban đêm giờ cao điểm và ban ngày/ban đêm ở các khung giờ khác.

Bảng giá điện kinh doanh ( doanh nghiệp vừa và nhỏ)

Theo quy định của Tổng công ty Điện lực, thời gian sử dụng điện được chia thành ba khung giờ khác nhau:

Thứ 2 đến thứ 7     Chủ nhật
4h00-9h30Giờ bình thườngGiờ bình thường
9h30-11h30Giờ cao điểmGiờ bình thường
11h30-17h00Giờ bình thườngGiờ bình thường
17h00-20h00Giờ cao điểmGiờ bình thường
20h00-22h00Giờ bình thườngGiờ bình thường
22h00-04h00Giờ thấp điểmGiờ thấp điểm
Bảng giá điện kinh doanh ( doanh nghiệp vừa và nhỏ)

 

2. Diện Tích Mái Nhà Khả Dụng: Diện tích mái nhà sẽ giới hạn số lượng tấm pin mặt trời có thể lắp đặt. Thông thường, để đạt được công suất đỉnh 1 kWp (kilowatt peak), cần khoảng 5-7 mét vuông diện tích mái. Chẳng hạn, một mái nhà với tổng diện tích 30 mét vuông cho phép lắp đặt hệ thống có công suất tối đa vào khoảng 4 đến 6 kWp.

Diện tích mái sẽ ảnh hưởng đến số lượng tấm pin được lắp đặt và công suất hệ thốg

3. Ngân Sách Đầu Tư Dự Kiến: Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó công suất là yếu tố chính. Hệ thống có công suất càng lớn sẽ đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao hơn. Việc xác định mức ngân sách có thể chi trả là cần thiết để lựa chọn công suất hệ thống phù hợp.

4. Nhu Cầu Sử Dụng Điện Trong Tương Lai: Bạn có dự định mở rộng nhu cầu sử dụng điện trong tương lai hay không (ví dụ: mua thêm thiết bị điện)? Nếu có, nên cân nhắc lắp đặt hệ thống có công suất lớn hơn nhu cầu hiện tại để đảm bảo khả năng đáp ứng.

5. Mục Tiêu Tự Chủ Năng Lượng Mong Muốn: Bạn kỳ vọng hệ thống điện mặt trời sẽ đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu sử dụng điện của mình? Để đạt được mức độ tự chủ năng lượng cao hơn, cần lắp đặt hệ thống có công suất lớn hơn.

5. Các Yếu Tố Khác:

  • Vị trí địa lý: Khu vực có số giờ nắng cao hơn sẽ tạo ra sản lượng điện lớn hơn với cùng một công suất hệ thống.
  • Hướng và độ nghiêng của mái nhà: Mái nhà hướng về phía Nam với độ nghiêng phù hợp sẽ hấp thụ được lượng bức xạ mặt trời tối đa.
  • Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Tìm hiểu về các chương trình khuyến khích lắp đặt điện mặt trời để tối ưu hóa chi phí đầu tư. ( nguồn tìm hiểu thêm: báo chính phủ  )

Khuyến nghị về công suất điện mặt trời phù hợp (mang tính tham khảo)

Không có một công thức chung về công suất phù hợp cho tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Hộ gia đình nhỏ (tiêu thụ dưới 300 kWh/tháng): Hệ thống có công suất 3-5 kWp có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
  • Hộ gia đình trung bình (tiêu thụ từ 300-500 kWh/tháng): Hệ thống với công suất 5-8 kWp là một lựa chọn phù hợp.
  • Hộ gia đình lớn (tiêu thụ trên 500 kWh/tháng): Cần xem xét hệ thống có công suất từ 8 kWp trở lên.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Tùy thuộc vào mức tiêu thụ điện, có thể lựa chọn hệ thống từ 10 kWp đến vài chục kWp.
  • Doanh nghiệp lớn, nhà máy: Cần tiến hành khảo sát và tính toán chi tiết để xác định công suất phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Ví Dụ Minh Họa:

Xét trường hợp gia đình có mức tiêu thụ điện trung bình 400 kWh/tháng. Với số giờ nắng hiệu quả trung bình tại TP.HCM là khoảng 4-5 giờ mỗi ngày, công suất hệ thống ước tính là: (400 kWh) / (4 giờ/ngày * 30 ngày) ≈ 3.33 kWp. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hoạt động và dự phòng cho những ngày có ít nắng, việc lắp đặt hệ thống với công suất 4-5 kWp có thể là một lựa chọn tối ưu.

Combo hệ thống điện mặt trời hybrid của ONENERGY – hình ảnh minh họa

Lời Khuyên Từ Chuyên Gia:

Để nhận được sự tư vấn chính xác nhất về công suất hệ thống điện mặt trời phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng nên liên hệ với các đơn vị chuyên nghiệp và uy tín trong lĩnh vực lắp đặt điện mặt trời. Họ sẽ thực hiện khảo sát thực tế, phân tích nhu cầu sử dụng điện và đưa ra giải pháp tối ưu nhất, giúp bạn an tâm khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sạch và tiết kiệm này.

ONENERGY – Đơn vị tư vấn và lắp đặt hệ thống điện mặt trời uy tín tại Việt Nam.

ONENERGY,  cung cấp dịch vụ tư vấn và khảo sát miễn phí, đồng hành cùng quý khách hàng từ giai đoạn tìm hiểu đến khi hoàn thành dự án điện mặt trời. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, chúng tôi tự tin mang đến giải pháp tối ưu, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, an toàn và mang lại sự an tâm tuyệt đối. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp chứng chỉ xanh, khẳng định cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án đã hoàn thành.

Liên hệ tư vấn ngay tại đây:

☎Hotline: 0898 659 689

☎Zalo OA: ON Energy

📩Facebook: ON Energy VN

Các tin khác