TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KHI HẾT VÒNG ĐỜI CÓ TÁI CHẾ ĐƯỢC KHÔNG?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, vô tận và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tất cả các thành phần của hệ thống điện mặt trời đều có thời hạn sử dụng và điều được mọi người lo lắng là việc các tấm pin mặt trời gây nguy hại cho môi trường. Tuy nhiên, tái chế các tấm pin mặt trời hiện nay hoàn toàn có thể và đã được nhiều nước trên thế giới bắt đầu triển khai.

Cùng ON Energy xem qua quy trình tái chế hiện đại mà các nước trên thế giới đang thực hiện nhé:

Pin năng lượng mặt trời được chia làm 2 loại: Pin mặt trời tinh thể Silicon và pin mặt trời màng mỏng. Các nghiên cứu về tái chế các tấm pin mặt trời đã phát minh ra nhiều cộng nghệ tái chế. Một số công nghệ thậm chí đạt hiệu quả tái chế lên tới 96%. 
 

Nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế… Từ năm 2018, Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia đã mở nhà máy tái chế tấm pin mặt trời tại Rousset, miền Nam nước Pháp. Đây là nhà máy tái chế tấm pin mặt trời đầu tiên của châu Âu. Trong nhà máy này, robot sẽ tiến hành tháo rời các tấm pin mặt trời để thu hồi thủy tinh, silic, nhựa, đồng và bạc, nghiền nát thành các hạt có thể sử dụng để chế tạo các tấm pin mới. Nhà máy đã hợp đồng với tổ chức phi chính phủ PV Cycle để tái chế 1.300 tấn tấm pin mặt trời vào năm 2018. Mới đây, Veolia cho biết mỗi năm nhà máy này có thể tái chế được 40 tấn tấm pin mặt trời. Tái chế 1 tấn tấm pin mặt trời tương đương việc tránh được 1.2 tấn CO2 thải ra.

Nguồn: greenmatch.co.uk
 

 

Các tin khác